Chia sẻ với VietNamNet, Thu Huyền cho hay, suốt những năm tháng học Trường ĐH Ngoại thương, hai chị em luôn mơ ước một lần cùng được vinh danh ở một dịp lễ bất kỳ nào đó và có sự chứng kiến của bố mẹ như một cách để động viên bậc sinh thành.
“Chúng em đã từng nghĩ rất khó, thậm chí không làm được, bởi môi trường có nhiều bạn giỏi như vậy, làm sao đến lượt mình. Nhưng hai chị em luôn cố gắng hết sức và giờ đây, chúng em đã làm được…”, Huyền nói.
Thanh Minh cũng rất hạnh phúc và niềm vui như nhân đôi khi chị em cùng lọt top những sinh viên tiêu biểu của toàn khóa.
Lúc mới vào trường, cả hai từng nghĩ việc giành được học bổng của Trường ĐH Ngoại thương là điều khó khăn. Vì vậy, Minh và Huyền luôn tự nhủ cố gắng và đặt mục tiêu đạt được điểm cao nhất có thể trong tất cả các môn học.
“Trong quá trình học, em luôn cố gắng làm tốt nhất khả năng có thể. Để nếu có thất bại xảy ra như điểm số không cao hay bất cứ điều gì sẽ không bị cảm giác hối tiếc, mình đã nỗ lực hết sức”, Huyền chia sẻ.
Huyền thường tham vấn kinh nghiệm của các anh chị khóa trên để tìm cách học tối ưu. Minh cho rằng kết quả ngày hôm nay có được nhờ việc xây dựng nhóm bạn học cùng.
“Ở Trường ĐH Ngoại thương, em luôn tìm cho mình những người bạn hoặc nhóm bạn có cùng mục tiêu trong học tập để học cùng. Qua đó, chúng em có thể hỗ trợ nhau trong học tập, cùng trao đổi về bài tập trên lớp, giảng lại cho nhau về những kiến thức còn thiếu hụt và cùng nhau ôn thi...”.
Trong các lớp tín chỉ, Minh luôn xung phong làm lớp trưởng - việc mà theo Minh giúp em có được kết quả hôm nay. “Đã nhận vị trí đó, em luôn phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn các bạn và chú tâm hơn vào việc học”.
Trong tổng số 48 lớp tín chỉ, Minh làm lớp trưởng 15 lần. “Việc này giúp em rèn sự chủ động, khả năng kết nối và kỹ năng giao tiếp”, Minh nói.
Việc có chị em sinh đôi, thêm người bạn đồng hành cũng là một trong những lợi thế giúp việc học tốt hơn. Trước mỗi kỳ thi, hai chị em thường tổng hợp đề cương ôn tập một cách chi tiết. Chuyên ngành khác nhau, nhưng vẫn chung ngành Kinh tế nên hầu như số môn học của chị em trùng nhau.
“Điểm thuận lợi của chị em sinh đôi là khi học những lớp tín chỉ cùng nhau chúng em có thể chia nhau ra làm đề cương ôn tập. Thông qua đó cũng có thể kiểm tra lại kiến thức cho nhau, đặc biệt ở những môn có yêu cầu vấn đáp. Nếu không đăng ký được cùng lớp do hết suất, người học trước sẽ chia sẻ đề cương hay kinh nghiệm học môn học đó cho người còn lại”, Huyền nói.
Tuy vậy, như các sinh viên khác, cả hai vẫn có những thời điểm gặp sự cố.
Kỷ niệm buồn của Minh là cú trượt học bổng khuyến khích học tập ở kỳ 1 năm nhất, lý do không chú tâm việc học trên lớp. “Năm nhất mới vào, em bỡ ngỡ về phương pháp học ở bậc đại học, cộng thêm chưa quen cách dạy của thầy cô. Khi đó, không hiểu bài nhưng em ngại hỏi các bạn, thầy cô. Vì vậy, kết quả không được như mong đợi”.
Theo Minh, một thất bại nhưng đổi lại cho em rất nhiều điều. “Đó cũng là bài học để các kỳ sau em luôn cố gắng tập trung hiểu bài và mạnh dạn hỏi các bạn, thầy cô khi không hiểu, làm hết sức có thể trong các bài thi”, Minh nói.
Huyền cũng từng thất vọng vì những môn điểm thấp, không như kỳ vọng. “Hồi kỳ 1 năm hai, em chỉ đạt 5 điểm ở bài kiểm tra giữa kỳ của môn Tài chính - Tiền tệ. Lý do em không ôn bài kỹ. Điểm giữa kỳ như vậy quá thấp, em phải cố gắng ở bài thi cuối kỳ bởi nếu không có nguy cơ dính điểm D, thậm chí phải học lại”, Huyền kể.
Theo Huyền, khoảng thời gian đó thật sự khó khăn, bởi chỉ còn mỗi bài thi cuối kỳ để vớt vát. Không còn cách nào khác, Huyền ôn cẩn thận hơn và nhờ sự hỗ trợ từ Minh, em gỡ gạc được ở bài thi cuối kỳ với điểm 9. Qua đó đạt trung bình chung tích lũy trên 8 để đạt điểm B và vẫn níu lại học bổng kỳ học đó.
“Từ lần đó, em nghĩ rằng không gì không thể, miễn cố gắng hết sức. Sự nỗ lực chắc chắn sẽ được đền đáp. Có thể nó đến muộn hơn một chút, đôi khi bạn phải kiên trì, gục ngã nhưng chắc chắn nỗ lực sẽ có kết quả”, Huyền nói.
Cũng giống Minh, Huyền làm lớp trưởng 15 lớp tín chỉ ngoài việc lớp trưởng lớp hành chính. “Từ việc làm lớp trưởng nhiều lớp, em học được sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cách gắn kết trong tập thể, kết nối với thầy cô và bạn bè”, Huyền nói.
Cả Minh và Huyền cho rằng may mắn với cả hai khi gia đình luôn là điểm tựa rất lớn, tạo nguồn động lực. “Bố mẹ luôn cho chúng em được tự quyết định công việc cũng như đường hướng sự nghiệp, không hề có sự áp đặt”, Minh nói.
Hiện, Minh làm việc tại hội sở một ngân hàng lớn trong nước, Huyền làm quản lý dự án tại một công ty truyền thông.
Huyền và Minh cho hay cả hai đều đang làm những công việc trái ngành. “Không ít người trẻ làm các công việc khác ngành đào tạo, nên em thấy đây là việc rất bình thường. Tuy nhiên, những kiến thức em được học ở chuyên ngành Kinh tế đối ngoại không vì thế mà uổng phí. Bởi những kiến thức được học cho chúng em kỹ năng, hiện tại có thể chưa dùng đến nhưng trong tương lai hoàn toàn có thể sử dụng đến khi khởi nghiệp, hoặc ở những vị trí công việc khác. Việc học, không bao giờ thừa cả”, Minh nói.
Cả hai cùng đặt mục tiêu trong tương lai gần tiếp tục học lên thạc sĩ, song song với việc phát triển công việc.
Trong khi đó, các lực lượng dưới mặt đất được huấn luyện sử dụng thiết bị leo trèo để xuống các hẻm núi, và hành quân qua địa hình gồ ghề. Ngoài ra, các binh sĩ còn học cách ngụy trang cho các điểm chỉ huy, và kiểm soát đa năng.
Video: New York Times
Cũng theo NYT, lực lượng bộ binh đã học cách hoạt động theo những nhóm đột kích nhỏ, nhanh chóng phân tán, cũng như tái tập hợp nhanh chóng để thực hiện các đợt tấn công chớp nhoáng.
Các thủy thủ trên những tàu tấn công đổ bộ ở quần đảo Hawaii còn thực hành nhiều phương pháp để tháo dỡ thiết bị quân sự, và triển khai nhân lực.
Một số hình ảnh về cuộc tập trận của Mỹ và 3 nước đồng minh được NYT tổng hợp:
Chị Trần Thị Vân Oanh (quê huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) cho biết, sau khi xuống chuyến xe khách chạy xuyên đêm, mẹ con chị có mặt tại trường thi từ 4h30 để tâm lý được vững nhất.
Chị Oanh cho hay, hôm nay con thi 3 môn gồm Toán, Văn, Địa lý vì vậy, phải thi 2 buổi. Người mẹ này cho hay sau ca thi sáng, hai mẹ con sẽ ăn và nghỉ trưa ngay tại khu vực trường thi để đợi ca chiều.
“Tâm lý con cũng không quá căng thẳng. Nhưng tôi vẫn ngồi trước khu vực thi đợi đến hết buổi, động viên tinh thần con bởi đây là kỳ thi đầu tiên”, chị Oanh nói.
Con vào phòng thi, nhưng anh Đặng Văn Yên (trú TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) vẫn liên tục thấp thỏm đứng ngồi không yên.
Quê không xa như chị Oanh, song anh Yên cho hay từ chiều qua đã đưa con gái lên Hà Nội để tránh trục trặc, tắc đường.
7h hôm nay bắt đầu thi, nhưng từ 6h hai bố con đã có mặt tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. “Chiều lên đường, tối qua con đã xem được phòng thi. Tôi muốn lên trường thi sớm để con có thời gian nghỉ ngơi, bình tĩnh hơn”, anh Yên nói.
Con gái anh thi 3 môn Toán, Hóa học vào buổi sáng và Sinh học vào buổi chiều. Bên người anh là 2 balo, 1 đựng quần áo, 1 là toàn sách vở.
“Mang theo cả sách vở, để trưa nay, khi nghỉ đợi ca thi chiều, con có thể ôn thêm bài. Tôi động viên con cố gắng thi đạt kết quả tốt, còn phần mình hồi hộp nhưng cũng chỉ biết ngồi chờ”, anh Yên nói.
Theo anh Yên, đây là kỳ thi đầu tiên của con ở mùa tuyển sinh đại học năm nay. Nếu kết quả có phần thuận lợi, nhiều khả năng sẽ không thi thêm các kỳ thi khác trước khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Để động viên, tiếp sức cho con, nhiều phụ huynh cũng mang theo đồ ăn, hoa quả, nước uống... sẵn sàng cho 2 buổi thi.
Theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số thí sinh dự thi Đánh giá năng lực năm 2023 là hơn 4.600, tăng gấp đôi so với năm 2022.
Trong đó, 2.912 thí sinh thi Toán, 2.876 thí sinh thi Ngữ Văn, 2.248 thí sinh thi Tiếng Anh, 902 thí sinh thi Vật lí, 832 thí sinh thi Hoá học, 88 thí sinh thi Sinh học, 1.010 thí sinh thi Lịch sử, 289 thí sinh thi Địa lý.
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 gồm 5 ca thi cho 9 môn, được tổ chức tại 5 điểm thi (4 điểm tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, 1 tại Trường ĐH Quy Nhơn). Kết quả của kỳ thi này sẽ được công bố vào khoảng đầu tháng 6.
Với kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thí sinh có thể xét tuyển vào 8 trường đại học trên toàn quốc, gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế; Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và Trường ĐH Quy Nhơn.